Slide thumbnailbanner-avahomes2
Slide thumbnailbanner-avahomes1

Phú Quốc có thể là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam!

Dinh Cậu ở thị trấn Dương Đông nhìn từ trên cao - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo kết quả lấy ý kiến cử tri về đề án thành lập thành phố Phú Quốc và thành lập các phường trực thuộc thành phố Phú Quốc vào ngày 07/07/2020 mới đây của Ủy Ban ND tỉnh Kiên Giang, thì 100% cử tri đã đồng ý với đề án trên, không có ý kiến khác. Điều này cho thấy ngày mà Phú Quốc trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam đã đến rất gần. TTO – Chính quyền tỉnh Kiên Giang đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục để Phú Quốc sẽ là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam ngay trong năm 2020.

Ngày 8-6, ông Phạm Văn Nghiệp – phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang) – cho biết huyện đảo này bắt đầu lấy ý kiến cử tri về việc thành lập thành phố Phú Quốc trên cổng thông tin điện tử Phú Quốc và cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang tại 2 địa chỉ: phuquoc.kiengiang.gov.vn và kiengiang.gov.vn.

Năm 2014, dù đảo Phú Quốc đã được công nhận là đô thị loại 2, nhưng vẫn phải “mang chiếc áo chật” là một huyện trực thuộc tỉnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tăng trưởng gấp 6 lần bình quân cả nước

Theo thống kê của UBND huyện đảo Phú Quốc, giai đoạn 2010 – 2019 địa phương này đạt tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm lên tới trên 38%/năm, cao gấp 6 lần mức bình quân chung của cả nước.

Ông Trần Chí Dũng – giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang – cho biết nếu như năm 2010 Phú Quốc chỉ đón khoảng 300.000 khách thì đến năm 2015, hòn đảo này đã đón khoảng 1 triệu lượt khách.

Năm 2019, Phú Quốc đã đón trên 4 triệu lượt du khách trong và ngoài nước và năm 2020 nếu không có dịch COVID-19 thì dự kiến Phú Quốc đón khoảng 5 triệu lượt khách.

Tính chung giai đoạn 2010 – 2019, mỗi năm tốc độ tăng trưởng lượt du khách và doanh thu từ du lịch của Phú Quốc khoảng 20-30%. Năm 2019, doanh thu du lịch của Phú Quốc đạt trên 5.700 tỉ đồng, chiếm trên 90% tổng doanh thu du lịch của toàn tỉnh Kiên Giang.

Trong cơ cấu GDP của Phú Quốc hiện nay, lĩnh vực du lịch – dịch vụ chiếm tới 70%, tương ứng với con số đó là 70% dân số trên đảo (kể cả lao động nhập cư) đang làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp (chủ yếu là dịch vụ du lịch và các ngành nghề liên quan).

Sở dĩ ngành du lịch phát triển mạnh như vừa qua là do hệ thống hạ tầng trên đảo Phú Quốc đã được đầu tư cơ bản hoàn thiện theo định hướng của Chính phủ là: “Xây dựng đảo Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước, khu vực và thế giới”. Vì thế, Phú Quốc hiện có cảng hàng không quốc tế, mỗi ngày có hàng chục chuyến bay trong và ngoài nước hạ, cất cánh.

Phú Quốc cũng có điện lưới quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc tốc độ cao (đạt tốc độ kết nối Internet 4G) vào năm 2018, có hệ thống cung cấp nước sạch đáp ứng hoàn toàn nhu cầu sinh hoạt của người dân và du khách…

Hệ thống đường giao thông quanh đảo, xuyên đảo, đường xương cá kết nối các trục chính, đường ven biển, khu phố đi bộ… đã được xây dựng đồng bộ, đảm bảo tốc độ xe lưu thông trên đảo bình quân đạt 60km/h.

Hiện tại, Phú Quốc đã trở thành điểm đến cực kỳ hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước với hơn 22.000 phòng lưu trú, hơn một nửa trong số đó có tiêu chuẩn từ 3-5 sao với sự đầu tư của nhiều tập đoàn lớn.

 

Một góc thị trấn Dương Đông với sông Dương Đông uốn lượn đổ ra biển.

Điều kiện, thời cơ đã chín muồi

Ông Mai Văn Huỳnh – bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện Phú Quốc – cho biết từ năm 2004, tỉnh Kiên Giang đã có định hướng phát triển đảo Phú Quốc là thành phố trực thuộc tỉnh, đồng thời định hướng xây dựng Phú Quốc trở thành khu hành chính – kinh tế đặc biệt.

Cuối năm 2014, Phú Quốc đã đạt toàn bộ các tiêu chí để được công nhận là đô thị loại 2. Đã gần 6 năm trôi qua với rất nhiều nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền địa phương và các bộ, ngành trung ương để phấn đấu đưa Phú Quốc là thành phố biển đảo đầu tiên của cả nước. Đến thời điểm này có thể khẳng định điều kiện và thời cơ để Phú Quốc trở thành một thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang đã chín muồi.

Trở lại thực tế, nhiều ý kiến cho rằng tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, tốc độ đô thị hóa của Phú Quốc đã rất “nóng”, làm nảy sinh nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết như giáo dục, y tế, thương mại, du lịch, nhân khẩu, an ninh trật tự và các tệ nạn xã hội…

Vì vậy, việc thành lập thành phố Phú Quốc và các phường trực thuộc sẽ tạo điều kiện cho Phú Quốc phát huy tốt hơn tiềm năng và lợi thế sẵn có. Phú Quốc đang từng bước trở thành một thành phố đảo với chức năng chính là trung tâm du lịch – thương mại – công nghệ cao.

 

Ngoài ra, việc thành lập thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang phù hợp với quy định hiện hành, hoàn toàn tương xứng với vị thế địa chính trị, địa kinh tế của huyện Phú Quốc, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt chính trị, quốc phòng, an ninh nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo, tạo nên vị thế vững chắc của VN. Việc thành lập thành phố sẽ tạo sức hấp dẫn đầu tư, khơi dậy tiềm năng du lịch tạo đà phát triển kinh tế – xã hội cho Phú Quốc và cả tỉnh Kiên Giang.