Slide thumbnailbanner-avahomes2
Slide thumbnailbanner-avahomes1

Nam đảo Phú Quốc đôi bước chuyển mình lớn

Với đà tăng trưởng thần tốc của du lịch, cùng tỷ lệ tăng dân số lên tới 26%, đảo Ngọc đang tiến gần hơn tới tương lai “thành phố biển đảo thiên đường”. Để hoàn thiện bức tranh lý tưởng ấy, đòi hỏi sự xuất hiện một khu đô thị với quy hoạch đồng bộ, khắc phục các điểm yếu về giáo dục, y tế, giải trí và thương mại của Phú Quốc hiện nay.

PHÚ QUỐC NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI

Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km2 ( theo thống kê số liệu đất năm 2005 ), xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore thập niên 1960 khi chưa san lấp lấn biển.

Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thành phố Hà Tiên 45 km. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

DÂN SỐ

Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5.000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân. Đến năm 2015, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 101.407 người, với mật độ trung bình là 172 người/km². Hiện nay trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc đã và đang hình thành một số khu đô thị mới. Các khu dân cư chính:

  • Thị trấn Dương Đông
  • Thị trấn An Thới
  • Làng chài Hàm Ninh
  • Làng chài Cửa Cạn
  • Xã đảo Hòn Thơm

HẠ TẦNG XÃ HỘI

Tại hội nghị sơ kết 8 năm thực hiện Quyết định 178, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, tiến tới xây dựng Phú Quốc thành một đặc khu hành chính trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Tổng diện tích hơn 589km2, Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á có lợi thế quan trọng trong liên kết hàng hải, hàng không với các quốc gia trong khu vực và thế giới.

Dù đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong suốt nhiều năm qua, nhưng Phú Quốc vẫn còn nhiều khó khăn, hệ thống hạ tầng chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ. Theo thống kê của ngành chức năng từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2030 nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng cho huyện đảo lên tới hơn 20.000 tỉ đồng.

TĂNG TRƯỞNG DU LỊCH

Phú Quốc đón hơn 360.300 lượt khách tham quan, tăng 62,4% so cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế ghi nhận gần 32.400 lượt, tăng 9,6%. Doanh thu đạt 472,9 tỷ đồng, tăng 13,5%. Hòn đảo Phú Quốc đang được định vị là thị trường du lịch sôi động bậc nhất Việt Nam, đồng thời là thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tiềm năng trong năm 2019. Du lịch Phú Quốc tăng trưởng mạnh mẽ không chỉ trong vài năm gần đây mà trong suốt một thập kỷ vừa qua, dự báo trong các năm tới du lịch Phú Quốc tưng trưởng đều 2 con số.

HẠ TẦNG DU LỊCH

Nguồn cung bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng ở thị trường Phú Quốc còn cách xa so với nhu cầu phát triển du lịch, nhất là khi Phú Quốc được định hướng trở thành trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế – điểm đến quan trọng trên bản đồ du lịch thế giới. Toàn huyện đảo hiện có hơn 12.000 phòng lưu trú, trong đó có khoảng 10 khách sạn 3-4 sao, khoảng 5 khách sạn 5 sao.

Không chỉ nguồn cung lưu trú chất lượng cao hạn chế, mà số lượng dự án cung cấp sản phẩm bất động sản có tiềm năng kinh doanh dịch vụ lưu trú 3-4 sao cũng như các dịch vụ mua sắm, giải trí khác cũng rất hãn hữu.

TƯƠNG LAI PHÚ QUỐC ?

Trong tương lai, Phú Quốc sẽ trở thành một đặc khu với kỳ vọng không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh Kiên Giang nói riêng, mà còn tạo động lực phát triển kinh tế cả nước nói chung. Với sự phát triển thần tốc của Phú Quốc, cùng với đó là sự đầu tư bài bản của các chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam giúp Phú Quốc trở thành “quốc đảo du lịch Việt Nam”.